Theo đông y, một số cây thuốc quý trong vườn nhà như đinh lăng, tía tô, lá lốt, sả, hẹ, hoa đu đủ đực, cây vòi voi, sài đất, bạc hà...có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hay hô hấp, tiêu độc gan, thanh nhiệt cơ thể, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
Nhờ một số ưu điểm như
lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ, cho nên các loại cây này từ lâu đã được
sử dụng như những bài thuốc có công dụng phòng và điều trị bệnh rất tốt. Dưới
đây là những công dụng chữa bệnh của 17 loại cây thuốc phổ biến dễ trồng, xuất
hiện ở nhiều nơi, thậm chí ngay cả trong gia đình bạn.
1. Đinh lăng
Đinh lăng là một loại
cây phổ biến trong vườn của nhiều gia đình. Ngoài tác dụng trồng làm cây cảnh,
đinh lăng còn là một loại cây dược liệu quý được sử dụng nhiều trong các bài
thuốc y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến
thành thuốc.
+ Rễ (bao gồm cả vỏ rễ)
và củ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể dẻo
dai hơn, tăng cường sự tập trung cho não, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn. Rễ đinh
lăng cũng được dùng để chữa thiếu máu, liệt dương, chữa hen suyễn lâu năm và
thông tia sữa.
+ Thân và cành đinh
lăng chữa mỏi gối, đau lưng.
+ Lá đinh lăng ở dạng
tươi được dùng để chữa viêm sưng ở vết thương hoặc các khớp, giúp vết thương
mau lành. Lá đinh lăng ở dạng khô được dùng để lót gối phòng co giật ở trẻ nhỏ
hoặc có thể được dùng để sắc nước uống chữa kiết lỵ, ban sởi hoặc dị ứng.
+ Nụ hoa đinh lăng được
dùng như một bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu, tăng cường trí nhớ và giúp lợi
tiểu. Ngoài ra, nụ hoa đinh lăng còn giúp hỗ trợ ăn ngon miệng, chữa mất ngủ.
2. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất
bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae). Lá lốt là một loại cây rất được ưa thích ở
nông thôn, xuất hiện phổ biến trong vườn nhà. Bên cạnh việc được dùng làm thực
phẩm, lá lốt còn được coi là một cây thuốc quý trong vườn với nhiều công dụng
như: chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, giải say nắng, chữa đau bụng lạnh, đi
tiêu phân lỏng, chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, chữa bệnh phụ khoa (viêm nhiễm ở
vùng âm đạo, ra khí hư, ngứa,...), chữa buồn nôn, nấc cụt,....
3. Diếp cá
Diếp cá là một loại rau ăn phổ biến ở miền Bắc nước ta. Mặc dù loại rau này có vị hơi khó ăn nhưng diếp cá lại có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời như: tán nhiệt, trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, lợi tiểu, chữa mụn nhọt, đau mắt, kinh nguyệt không đều, chữa phế ung, tiêu ung thũng,...
(Xem thêm: Vietnam car rental)
Rau diếp cá có thể được
dùng như một phương pháp hạ sốt ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai mà không dùng được
thuốc tân dược.
4. Thì là
Cây thì là được dùng
làm một loại gia vị cho vào món ăn, nhất là các món ăn chế biến từ cá. Bên cạnh
đó, cây thì là còn được biết đến như một vị thuốc rất thông dụng trong đông y.
Hạt thì là có vị cay, tính ấm, giúp điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, trị mất ngủ, mụn nhọt, đau răng, mất ngủ, trị đau bụng, tiêu trướng,...
Theo nghiên cứu của các
nhà khoa học Ấn Độ, chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng
sinh giúp diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E.Coli…
5. Cây Sả
Ngoài việc sử dụng làm
gia vị trong các món ăn, sả cũng là một cây thuốc vườn nhà với nhiều công dụng
tốt cho sức khỏe. Sả giúp lợi tiểu, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở
người bị cảm và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sả còn được sử dụng để điều trị đau đầu,
thấp khớp, chứng co thắt cơ và chuột rút,...
6. Bạc hà
Bạc hà là một cây thuốc
quý trong vườn nhà có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị cảm cúm, các vết côn
trùng cắn, thấp khớp, nấc cục, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thông cổ,
trị viêm xoang nhẹ,...
Sử dụng tinh dầu bạc hà
cay để ngửi có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ. Tinh dầu bạc hà tự nhiên làm thư
giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.
Phụ nữ có thai cần thận
trọng khi dùng bạc hà vì rất có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai.
7. Gừng
Gừng là một loại cây
gia vị quen thuộc chữa bách bệch. Shogaol và Gingerol trong gừng giúp giảm co
thắt đường tiêu hóa, từ đó làm giảm buồn nôn hiệu quả hơn so với các loại thuốc
chống say tàu xe. Gừng còn có tác dụng chữa cảm cúm, đau đầu, nghẹt mũi, điều
trị huyết áp thấp, giảm đau, kháng viêm, chữa cảm lạnh, hạ sốt, chữa mất tiếng,
khàn tiếng, chữa đi tả ra nước, trị hen suyễn, chữa trào ngược dạ dày, trị
trúng gió, băng huyết, trị mụn, trị hôi chân và hỗ trợ giảm cân…
8. Rau mùi
Các axit trong rau mùi
sẽ bám vào các kim loại nặng như chì, thủy ngân trong máu và mang chúng ra khỏi
cơ thể. Việc loại bỏ những kim loại nặng này giúp giảm sự tích tụ độc tố gây trầm
cảm, mệt mỏi mãn tính và đau khớp.
9. Tía tô
Không chỉ là một loại
rau gia vị, tía tô còn là một cây thuốc vườn nhà được dùng phổ biến trong y học
cổ truyền. Cây tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng trị nôn mửa, đầy bụng, cảm
lạnh.
Cành tía tô có vị ngọt,
được dùng để giảm đau, chống nôn mửa, chữa hen suyễn và có tác dụng an thai.
Ngoài ra, tía tô còn
giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, C, giàu hàm lượng Fe, Ca và P,... rất tốt
cho phổi và phế quản.
10. Húng quế
Húng quế có tính nóng,
vị cay, có mùi thơm có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giảm đau. Quả húng quế
có tính mát, vị cay và ngọt, có tác dụng tốt cho mắt.
Cây húng quế còn được
dùng để chữa đầy bụng, kém tiêu, nghẹt mũi, cảm sốt, nhức đầu, cảm cúm.
11. Cây đu đủ đực
Khi nhắc đến những loại
cây thuốc quý quanh nhà, chúng ta không thể không nhắc đến cây đu đủ đực. Cây
đu đủ đực cho rất nhiều hoa và hoa của chúng có công dụng giải độc mát gan, hỗ
trợ tiêu hóa, giảm đường huyết và ngăn ngừa ung bướu vô cùng hiệu quả.
12. Cây mã đề
Cây mã đề (còn có tên gọi
khác là mã đề thảo, xa tiền) có tác dụng giải tỏa nhiệt lượng tích tụ trong cơ
thể. Trà mã đề được dùng như một loại trà giải khát, có tác dụng lợi tiểu, giải
độc mát gan, đào thải độc tố thận, ngăn ngừa sỏi thận hoặc các vấn đề về bàng
quang, tiết niệu.
Cây mã đề khá dễ trồng
và chúng thường mọc nhiều ở ven sườn đồi, núi, trong vườn nhà hoặc ven đường
vùng đồng bằng. Bạn cũng có thể tự trồng cây mã đề trong vườn nhà để chủ động
đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.
13. Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh thường mọc
dại trong vườn nhà hoặc ngoài cánh đồng. Theo Đông y, cây cỏ tranh có vị ngọt,
tình hàn. Thân cây có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, thậm chí có thể chữa
chứng tiểu ra máu, thổ huyết.
Nếu trong gia đình bạn
có người bị đứt tay, để cầm máu nhanh, hãy ra vườn lấy một chút cỏ tranh đập dập
và đắp lên vết thương.
14. Cây vòi voi
Cây vòi voi có thân cứng,
khỏe, nhiều cành, hoa mọc so le nhau, màu tím hoặc trắng, được biết đến như một
cây thuốc quý trong vườn có công dụng tiêu độc, trị viêm gan. Vị thuốc này cũng
hiệu quả với các bệnh như phong thấp, chấn thương.
Để dùng cây vòi voi, bạn
chỉ cần sắc lấy nước uống. Nên sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Loại cây này có thể tìm
thấy ở trong vườn nhà, trên bờ đê, ven đường hoặc ngoài ruộng lúa nếu ở nông
thôn.
15. Cây hẹ
Hẹ là loại cây gia vị
có mặt hầu như trong mọi gia đình. Còn được biết đến dưới cái tên cửu thái,
loài cây này chứa rất nhiều dược tính hữu ích trong phòng và trị bệnh.
Mỗi bộ phận của cây hẹ
đều có tác dụng chữa các loại bệnh khác nhau. Lá hẹ có thể chữa đau tức ngực,
hành khí, giải độc, phục hồi chấn thương.
(Xem thêm: phòng khám nhi đồng)
Rễ hẹ có tính nhiệt, có
khả năng tán ứ, giảm tức ngực hay các triệu chứng dị ứng, ngứa rát trên người.
Với hạt hẹ, chúng ta có
thể dùng bồi bổ thận, cố tinh, tăng cường sức khỏe cho lưng, đầu gối do hạt hẹ
có tính cay xen ngọt, ấm.
16. Cây vông nem
Loại cây mọc hoang này
có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng ven biển, còn được gọi với
tên gọi khác là hải đồng bì. Loại cây này thường được các gia đình ở nông thôn
trồng để làm bờ rào hoặc nấu canh giải nhiệt mùa hè.
Từ lá, vỏ đến rễ cây
vông nem đều được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng lớn nhất của
cây thuốc quý này phải kể đến là an thần, hỗ trợ giấc ngủ và sát trùng vết
thương.
(Xem thêm: lap dat phong game)
Bạn có thể phơi khô lá
cây vông nem, sắc khoảng 2-3g lấy nước cốt pha chung rượu, sử dụng hàng ngày sẽ
trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Bộ phận có công dụng lớn
nhất phải kể đến vỏ cây với khả năng trừ phong thấp, thông kinh lạc. Mỗi cách
dùng vỏ cây mang lại một hiệu quả trị bệnh khác nhau.
Với người bị phong thấp,
đau đầu gối, sắc vỏ cây lấy nước uống. Nếu bạn bị sâu răng, tán bột vỏ cây rắc
vào vùng răng sâu để giảm cơn đau.
17. Cây sài đất
Nếu bạn đang bị ho hay
nóng trong người thì không nên bỏ qua cây sài đất. Loại cây này có vị chua,
tính mát, rất có lợi trong phòng và trị cảm cúm, viêm phế quản, ho, sởi.
Có rất nhiều loại cây mọc
dại chúng ta gặp hàng ngày, tưởng như vô dụng nhưng lại có hiệu quả phòng và trị
bệnh tuyệt vời.
Trên đây là một số công
dụng nổi bật của các cây thuốc quý có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà bạn,
không những an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ phòng một số bệnh thường
gặp. Sử dụng các bài thuốc từ lá cây cũng là một phương pháp được y học khuyến
khích nhằm chăm sóc sức khỏe một cách tốt hơn.
Nguồn:
BenhVienDongY.com